Từ 1 đến 6 tuổi được xem là “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển của trẻ. Tại thời điểm này, các hoạt động thể chất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển một cách toàn diện của trẻ. Giáo dục thể chất giúp trẻ hoàn thiện các hệ thần kinh, cơ xương, hô hấp. Vì vậy, chú trọng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ngay khi còn bé sẽ là nền tảng vững chắc cho bé phát triển toàn diện hơn trong tương lai.
Học không chỉ là học kiến thức mà các con cần có các hoạt động trải nghiệm cũng như thể chất khác, bởi lẽ:
Thông qua hoạt động thể thao giải trí và phối hợp Recsports, cả giáo viên, phụ huynh và trẻ (học sinh) có thể nhận biết điểm mạnh, điểm yếu để phát huy hoặc cải thiện thể chất.
- Phát triển thể chất: Kết hợp việc giảng dạy với hoạt động vui chơi thể thao, rèn luyện hàng tuần để trẻ có cơ hội rèn luyện sức bền, sự nhanh nhẹn, sự khéo léo và sự linh hoạt trong việc vận động.
- Phát triển trí tuệ: Bằng cách kết hợp các kiến thức nền tảng cho trẻ mầm non như số đếm, màu sắc, hình khối… vào các hoạt động thể thao
- Phát triển cảm xúc: Trẻ vừa học tập vừa vui chơi trong môi trường thoải mái với mục tiêu học vui – học khỏe.
- Phát triển kỹ năng xã hội: Việc tham gia các môn có tính phối hợp cũng giúp trẻ tìm được bạn chơi, phát huy tinh thần đồng đội – làm việc nhóm, tạo tâm trạng hứng khởi, vui vẻ, đồng thời trẻ cũng có cơ hội rèn luyện sức khỏe, khơi gợi cách giải quyết vấn đề khi thực hiện các nhiệm vụ trong trò chơi. Nhờ đó, với trẻ, mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Các tiết học thể dục hằng ngày được xem là hình thức giáo dục thể chất có mục đích và kế hoạch cụ thể, giúp định hướng sự phát triển vận động cho bé. Các bài tập thể dục đơn giản sẽ giúp trẻ phát triển khả năng vận động từ tự do, rời rạc sang vận động một cách chủ động, biết cách phối hợp các động tác trong bài thể dục một cách nhịp nhàng.
Ngoài ra, các hoạt động thể chất còn có tác động tích cực đến hoạt động sinh lí bên trong cơ thể. Khi cơ bắp của bé hoạt động sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp hệ tuần hoàn, hệ hô hấp làm việc tốt hơn.
Là con trẻ, tâm lý của chúng là “cả thèm chóng chán”, vì vậy, để các hoạt động thể chất diễn ra một cách đều đặn và như là một môn học không thể thiếu thì chúng ta cần lưu ý:
1.1.Tạo cảm hứng cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau
Trẻ nhỏ có điểm đặc biệt là rất nhanh chán, các con chỉ hứng thú trong một thời gian đầu. Do vậy, cần phải thay đổi các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non một cách linh hoạt để duy trì sự hứng thú của trẻ.
Thày cô và bố mẹ có thể dành thời gian đầu tập luyện để tìm hiểu xem con thích hoạt động thể chất nào. Sau đó xen kẽ các bài tập vào các ngày trong tuần để trẻ không cảm thấy nhàm chán.
1.2. Chú trọng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt
Để có đủ sức khỏe tham gia các hoạt động thể chất, trẻ cần phải đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng và có chế độ sinh hoạt điều độ. Nếu ăn quá ít, con sẽ mệt mỏi và lười tập luyện. Nếu tập luyện mệt nhoài mà không đi ngủ sớm, trẻ sẽ mất đi động lực tập luyện cho ngày hôm sau.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ được ý nghĩa cũng như biết được các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Và nếu có thời gian, cha mẹ hãy giành ít phút mỗi ngày cùng con tập thể dục nhé, chắc chắn các con sẽ được là những đứa trẻ hạnh phúc nhất khu phố.
Fairy school với chương trình học theo phương pháp Montessori bài bản, chuẩn mực luôn chú trọng đến các hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh để phát triển toàn diện và hạnh phúc.
Leave A Comment