Trong 17 năm xây dựng và phát triển, cô Lê Phương Nhung – Tổng hiệu trưởng luôn tâm niệm: Chất lượng dậy và học của nhà trường phụ thuộc trực tiếp vào đội ngũ giáo viên, bởi giáo viên mầm non chính là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của nhà trường thì việc đào tạo nội bộ cho giáo viên là công việc luôn được hệ thống quản lý của nhà trường ưu tiên và chú trọng. Để chuẩn bị tốt cho năm học mới 2023-2024, hệ thống Fairy School đã tổ chức buổi đào tạo nội bộ với 5 Module trong quy chuẩn Hệ thống:
- Quy trình chăm sóc học sinh
- Đảm bảo an toàn cho trẻ
- Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ
- Giao tiếp ứng xử trong nhà trường
- Sắp xếp giáo cụ, trang trí lớp học
Phụ trách buổi đào tạo nội bộ ngày hôm nay là cô Thúy Hằng QLCS Fairy Tam Trinh. Xuyên suốt buổi đào tạo, cô đã đưa ra những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần có trong việc giảng dậy và chăm sóc cho trẻ để đảm bảo về hiệu quả và sự chu đáo.
*Quy trình chăm sóc trẻ: Nhằm giúp giáo viên nắm được các thao tác vệ sinh chăm sóc trẻ và thực hiện thành thạo, đúng kỹ thuật, phù hợp với độ tuổi. Biết thực hiện những nội dung thực hành chăm sóc về cách tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, chăm sóc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường.
*Đảm bảo an toàn cho trẻ cần đảm bảo: Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn an toàn theo quy định. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị, đồ vật có thể gây nguy hiểm. Thực đơn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Luôn trông chừng trẻ. Nói không với bạo lực ở hệ thống trường.
*Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ: để đảm bảo chế độ sinh hoạt đúng ở các trường mầm non cần chia trẻ thành các nhóm khác nhau theo lứa tuổi. Mỗi nhóm tuổi là một lớp và có chế độ sinh hoạt riêng, nhằm đảm bảo việc giáo dục trẻ diễn ra thuận lợi và dễ dàng.
*Giao tiếp ứng xử trong nhà trường: Cách ứng xử khéo léo của người giáo viên đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Trẻ luôn cần một hình mẫu để noi theo nhưng thực tế giao tiếp sư phạm vốn đa dạng, có khi chạm phải những vấn đề tinh tế, đòi hỏi người giáo viên đứng lớp phải biết linh hoạt, khéo léo và am hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ.
*Sắp xếp giáo cụ, trang trí lớp học: Montessori là phương pháp giúp thúc đẩy phát triển tiềm năng của trẻ bằng cách xây dựng môi trường học tập chuyên nghiệp, thân thiện và được trang bị đầy đủ giáo cụ học tập chuyên biệt. Chính vì vậy, để phát huy tối đa tiềm năng của trẻ, việc thiết kế hay trang trí lớp học Montessori cũng được nhiều nhà trường áp dụng với mong muốn mang lại môi trường học tập tốt nhất từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
Các giáo viên trong hệ thống Fairy School luôn yêu thích những buổi đào tạo nội bộ. Bởi, tham gia buổi đào tạo nội bộ các cô đã được trau dồi kiến thức và thoải mái đưa ra những ý tưởng sáng tạo của mình. Đồng thời, những kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc và dậy dỗ trẻ cũng được chia sẻ. Từ đó giúp các cô gắn kết hơn, tạo nên một tập thể giáo viên hạnh phúc và kiến thức kỹ năng chuyên nghiệp trong việc chăm sóc và nuôi dậy trẻ.